Tra cứu kết quả trúng tuyển vào Đại học năm 2020 Xét tuyển thẳng vào Đại học Xét tuyển học bạ trực tuyến Tra cứu kết quả xét học bạ trực tuyến Trắc nghiệm hướng nghiệp luyện thi đại học miễn phí Đăng ký thi sơ tuyển Thi thử sơ tuyển những điều cần biết tuyển sinh
thủ tục nhập học câu hỏi thường gặp đăng ký cao đẳng nghề

Tư vấn Tuyển sinh

đường dây nóng
Thống kê
Số người online: 2756
Truy cập trong ngày: 3364
Truy cập trong tuần: 17831
Tổng số lượt truy cập: 2442822

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Thí sinh lóng ngóng vì nhiễu thông tin

Học sinh Trường THPT Mạc Đĩnh Chi, TP HCM nộp hồ sơ dự thi ĐH, CĐ năm 2014 trong ngày 1-4 Ảnh: Tấn Thạnh

Học sinh Trường THPT Mạc Đĩnh Chi, TP HCM nộp hồ sơ dự thi ĐH, CĐ năm 2014 trong ngày 1-4. Ảnh: Tấn Thạnh

 
Ông Nguyễn Quốc Cường, chuyên viên tuyển sinh Cơ quan Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo tại TP HCM, cho biết văn phòng tuyển sinh hiện mới nhận được khoảng hơn 500 hồ sơ của thí sinh tự do, ít hơn nhiều so với cùng thời điểm năm ngoái.
 
Thưa thớt hồ sơ
 
Ghi nhận ở các trường THPT tại TP HCM cho thấy năm nay thí sinh rất do dự khi đến thời điểm này số lượng hồ sơ rất ít. Tại Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, bà Trần Thị Tuyết Nhung, phụ trách học vụ của trường, cho biết vào thời điểm này các năm trước, nhiều học sinh đã nộp hồ sơ nhưng năm nay các em còn lưỡng lự. Theo bà Nhung, những thông tin về thi chung, thi riêng là vấn đề học sinh phải xem xét nhiều nhất và các em vẫn chưa dám nộp hồ sơ vì sợ sắp tới lại có thay đổi và phải chỉnh sửa thông tin.
 
Ông Nguyễn Hữu Diệu, Hiệu trưởng Trường THPT Thủ Đức, cho biết học sinh của trường vẫn chưa chịu nộp hồ sơ vì các em còn lo lắng thông tin tuyển sinh của các trường có thể thay đổi. Ngoài ra, việc chọn thi vào trường nào cũng là vấn đề khiến các em phải thận trọng hơn vì nếu đăng ký vào trường tuyển sinh riêng, các em không được dùng kết quả đi xét tuyển vào trường khác.
 
Theo ghi nhận, tại các trường THPT Mạc Đĩnh Chi, Marie Curie, Trần Phú và nhiều trường THPT khác, mỗi trường chỉ mới có lác đác vài chục học sinh nộp hồ sơ. Đại diện các trường cho biết hầu hết các em sẽ nộp nhiều ở tuần cuối cùng sau khi đã có đủ các thông tin.
 
Vẫn ham y dược, kinh tế
 
Dù chưa nhận nhiều hồ sơ nhưng nhiều trường cho biết không có sự dịch chuyển đáng kể trong việc chọn ngành của học sinh.
 
Bà Trần Thị Tuyết Nhung cho biết qua thống kê sơ bộ có thể thấy học sinh Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai vẫn nộp hồ sơ nhiều vào các trường thành viên của ĐHQG TP HCM như Trường ĐH Bách khoa, Trường ĐH Quốc tế, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn. Ngoài ra, Trường ĐH Kinh tế TP HCM và Trường ĐH Sư phạm TP HCM cũng được nhiều học sinh lựa chọn. Ngành ngôn ngữ Anh nhận được nhiều hồ sơ nhất, tiếp theo là quản trị kinh doanh, quản trị nhà hàng, khách sạn... So với những năm trước, hiện chưa có sự thay đổi nhiều về việc chọn ngành. Lý giải điều này, bà Nhung cho rằng các em rất vô tư trong việc chọn ngành, chủ yếu dựa vào sở thích. Vì vậy, những thông tin, dự báo về thị trường lao động dường như không làm các em lay chuyển.
 
Ông Nguyễn Quốc Cường cho biết hồ sơ của thí sinh vãng lai tập trung nhiều nhất vào 2 trường khối y dược là Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch và Trường ĐH Y Dược TP HCM. Theo ông Cường, đậu vào trường y hoàn toàn không dễ dàng nhưng tình hình nộp hồ sơ hiện nay cho thấy nhiều thí sinh vẫn quyết tâm vào trường y.
 
Ông Nguyễn Hào Hiệp, Hiệu trưởng Trường THPT Trần Phú, cũng cho rằng việc chọn ngành nghề của các em hoàn toàn do sở thích. Có điều các em sẽ chọn thi vào trường nào có điểm chuẩn hằng năm phù hợp sức học của mình. Ông Trần Văn Sơn, Hiệu trưởng Trường THPT Trần Quang Khải, đánh giá thí sinh chưa có sự cân nhắc về nhu cầu của thị trường lao động với ngành nghề mình sẽ chọn, điều này cho thấy công tác hướng nghiệp vẫn cần phải được triển khai nhiều hơn. 
 

Tuyển sinh riêng: Thông tin... chung chung
 

Tại thời điểm này, Trường THPT Lê Quý Đôn - TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) vẫn chưa nhận hồ sơ tuyển sinh ĐH, CĐ của học sinh. Ông Hà Ngọc Anh, Bí thư Đoàn trường, cho biết không chỉ học sinh mà ngay cả những người làm công tác tuyển sinh ở trường cũng đang rất bối rối trước một “rừng” thông tin về tuyển sinh. Đã vậy, thông tin về những trường tuyển sinh riêng lại rất chung chung, lờ mờ và sai lệch khiến học sinh lóng ngóng. “Không riêng gì Trường THPT Lê Quý Đôn, học sinh ở các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên hiện đang rất khó khăn trong việc chọn trường, ngành do thông tin trong cuốn Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2014 không chuẩn” - ông Ngọc Anh nói.

 
Huy Lân

Nguồn: http://nld.com.vn/giao-duc-khoa-hoc/thi-sinh-long-ngong-vi-nhieu-thong-tin-20140401214544855.htm