Tra cứu kết quả trúng tuyển vào Đại học năm 2020 Xét tuyển thẳng vào Đại học Xét tuyển học bạ trực tuyến Tra cứu kết quả xét học bạ trực tuyến Trắc nghiệm hướng nghiệp luyện thi đại học miễn phí Đăng ký thi sơ tuyển Thi thử sơ tuyển những điều cần biết tuyển sinh
thủ tục nhập học câu hỏi thường gặp đăng ký cao đẳng nghề

Tư vấn Tuyển sinh

đường dây nóng
Thống kê
Số người online: 743
Truy cập trong ngày: 1130
Truy cập trong tuần: 33942
Tổng số lượt truy cập: 2497123

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Băn khoăn đổi mới giáo dục

edf40wrjww2ARTICLE:ARTICLE_CONTENT
Hai môn là đủ?
 

Theo dự kiến của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), việc thi - công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ sẽ kết hợp kết quả đánh giá trong quá trình học tập (chủ yếu ở cấp THPT) và kết quả thi, kiểm tra kết thúc (để tốt nghiệp), kết quả thi, kiểm tra đầu vào (để tuyển sinh).

 

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển nhấn mạnh việc công nhận tốt nghiệp THPT phải dựa trên kết quả đánh giá trong quá trình giáo dục về phẩm chất, năng lực của học sinh và kết quả đánh giá cuối cấp học. Trong đó, đánh giá kết quả học tập theo hướng học xong môn/lĩnh vực nào thì đánh giá kết quả đạt chuẩn đầu ra môn/lĩnh vực đó.

 

Kỳ thi cuối cùng (tốt nghiệp), đề sẽ yêu cầu vận dụng tổng hợp kiến thức, kỹ năng của nhiều lĩnh vực/môn học để giải quyết một vấn đề chung theo 2 lĩnh vực lớn là khoa học xã hội - nhân văn và khoa học tự nhiên hoặc cũng có thể chỉ thi 2 môn toán và ngữ văn.

 
Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2013 tại một hội đồng thi ở TP HCM - Ảnh: TẤN THẠNH
 

Về việc tuyển sinh ĐH, CĐ, Bộ GD-ĐT dự kiến các trường tổ chức tuyển sinh theo hướng dựa vào kết quả công nhận tốt nghiệp THPT và có thể kiểm tra/thi thêm một vài môn hoặc chuyên đề theo yêu cầu đào tạo của mỗi ngành, mỗi trường.

 

Phương án đổi mới mà Bộ GD-ĐT đưa ra đã nhận được không ít ý kiến đồng tình của các chuyên gia giáo dục. PGS Văn Như Cương - Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh, TP Hà Nội - nhận định phương án này chắc chắn sẽ đánh giá học sinh chính xác hơn là kỳ thi tốt nghiệp THPT được tổ chức như hiện nay. Thêm vào đó, với cách này, các địa phương có thể chủ động tổ chức kỳ thi tốt nghiệp phù hợp với điều kiện, đặc thù vùng, miền của mình.

 

Ông Đặng Kim Vui, Giám đốc ĐH Thái Nguyên, cũng ủng hộ phương án được coi là đột phá này. Tuy nhiên, theo ông Vui, vấn đề quan trọng ở đây là phải làm sao để kỳ thi tốt nghiệp THPT đạt chất lượng hơn, không phải cứ thi là đỗ 100% mà phải chấp nhận đỗ 70%-80%. Số học sinh thi trượt có thể thi lại hoặc phân luồng đi học các ngành khác.

 
Ủng hộ nhưng nhiều lo lắng
 

Băn khoăn của ông Đặng Kim Vui cũng là lo lắng chung của nhiều người. Chính Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cũng thừa nhận trong giáo dục phổ thông Việt Nam, thói quen và tâm lý học ứng thí, trọng bằng cấp còn nặng nề, năng lực giáo viên và cán bộ nghiên cứu đánh giá còn hạn chế.

 

“Tâm lý thầy cô là thương học trò, cứ nghĩ các em cần cái bằng tốt nghiệp để ra đời kiếm việc làm nên coi thi cũng nương tay mà chấm thi cũng nương tay, thành ra đỗ tốt nghiệp đến 98%-99%” - hiệu trưởng một trường ĐH lớn ở Hà Nội phân tích.

 

Lo lắng về chất lượng kỳ thi tốt nghiệp THPT, ông Nguyễn Văn Nhã, nguyên Trưởng Ban Đào tạo ĐHQG Hà Nội, cho rằng đây là kỳ thi đánh giá năng lực toàn diện, vì vậy không thể chỉ thi 2 môn toán, văn như đề án của Bộ GD-ĐT. “Người Việt Nam có thói quen thi gì học đó, tính tự giác lại không cao nên giờ, nếu chỉ thi 2 môn toán và văn, chắc các môn phụ khác sẽ bị vứt hết” - ông lo ngại.

 

Theo ông Nhã, cần có môn thi tổng hợp, ra đề sao cho học sinh thấy hứng thú, phát huy được trí tuệ, năng lực chứ không đánh đố kiến thức.

 

TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục học Hà Nội, cho rằng để đổi mới thi cử, cần phải có những trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục hoạt động độc lập với Bộ GD-ĐT.

 

“Khi đã có những trung tâm kiểm định độc lập, bộ hoàn toàn có thể giao việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho địa phương mà không phải lo lắng nhiều về việc buông lỏng kỳ thi. Nếu có dấu hiệu tiêu cực, thả nổi, ví như chất lượng kiểm định thấp mà kết quả tốt nghiệp cao, cơ quan quản lý lập tức vào cuộc xử lý. Như vậy thì xã hội mới yên tâm về chất lượng kỳ thi, các trường ĐH cũng có thể dùng kết quả này để xét tuyển” - ông Lâm nhìn nhận.

 
Cân nhắc kỹ số môn thi
 

Theo PGS Bùi Thiện Dụ, Hiệu trưởng Trường ĐH Phương Đông, nhiều ý kiến cho rằng cần bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT nhưng ông lại cho rằng không nên. Đây là kỳ thi rất quan trọng trong đời học sinh. Từ cột mốc này, các em sẽ chọn cho mình một con đường phù hợp để bước tiếp.

 

“Về số môn thi tốt nghiệp, cần cân nhắc kỹ việc chỉ thi 2 môn như phương án mà Bộ GD-ĐT đưa ra. Theo quan điểm của tôi, thi tốt nghiệp không thể chỉ có văn và toán, nếu không cẩn thận sẽ biến thành chuyển từ thái cực này sang thái cực khác. Thêm vào đó, bộ phải đề ra những giải pháp kỹ thuật để siết chặt kỷ luật thi cử ở kỳ thi quan trọng này” - ông nói.


Yến Anh

 Nguồn: http://nld.com.vn/giao-duc/ban-khoan-doi-moi-giao-duc-2013092409521396.htm