Tra cứu kết quả trúng tuyển vào Đại học năm 2020 Xét tuyển thẳng vào Đại học Xét tuyển học bạ trực tuyến Tra cứu kết quả xét học bạ trực tuyến Trắc nghiệm hướng nghiệp luyện thi đại học miễn phí Đăng ký thi sơ tuyển Thi thử sơ tuyển những điều cần biết tuyển sinh
thủ tục nhập học câu hỏi thường gặp đăng ký cao đẳng nghề

Tư vấn Tuyển sinh

đường dây nóng
Thống kê
Số người online: 908
Truy cập trong ngày: 1295
Truy cập trong tuần: 34107
Tổng số lượt truy cập: 2497288

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Kỹ thuật và Quản lí Môi trường - Ngành học Triển vọng tại Đại học Duy Tân

edf40wrjww2ARTICLE:ARTICLE_CONTENT

Bạn đang cầm trên tay tờ phiếu đăng kí dự thi ĐH, CĐ 2011. Bạn đang trăn trở để lựa chọn cho mình một ngành phù hợp với bản thân và có nhiều cơ hội việc làm trong tương lai. Đại học Duy Tân xin giới thiệu cho các bạn một ngành học đầy triển vọng, ngành Kỹ thuật và Quản lý Môi trường - ngành học của sự phát triển bền vững và vì cuộc sống tương lai con người.

 

Trong những năm gần đây, vấn đề biến đổi khí hậu, vấn đề ô nhiễm môi trường đã trở thành vấn đề cấp bách trên toàn thế giới. Theo tạp chí khoa học Proceedings of The Royal Society B của Anh, hàm lượng khí CO2 trong bầu khí quyển đang cao hơn bất cứ thời kỳ nào trong suốt hơn 600 năm qua. Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc dự báo tới năm 2100, nhiệt độ Trái đất sẽ tăng trung bình từ 1,1-6,4 độ C so với mức của những năm 1980-1990. WHO dự đoán mỗi năm có khoảng 865.000 trường hợp tử vong do ô nhiễm không khí gây nên. Ngay cả những đánh giá khá bảo thủ cũng thừa nhận các yếu tố về môi trường là nguyên nhân gây nên 25% ca tử vong ở các nước đang phát triển.

 

Tại Việt Nam, vấn đề ô nhiễm môi trường cũng là một vấn đề cấp thiết cần giải quyết. Theo thống kê hiện nay cả nước có khoảng 183 Khu công nghiệp (KCN), trong đó trên 60% KCN chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Các đô thị chỉ có khoảng 60%-70% chất thải rắn được thu gom, cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải chưa đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường...Đội ngũ cán bộ quản lý môi trường trong nước còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng (trung bình ở nước ta có khoảng 3 cán bộ quản lý môi trường/1 triệu dân, trong khi đó ở một số nước ASEAN trung bình là 70 người/1 triệu dân)...

 

Xuất phát từ nhu cầu cấp thiết trong nước nói riêng và trên toàn thế giới nói chung. Năm học 2011-2012, Đại học Duy Tân tuyển sinh trên 100 chỉ tiêu ở chuyên ngành Kỹ thuật và Quản lí Môi trường. Kỹ thuật và quản lí môi trường là một phân ngành của khoa học môi trường. Sinh viên theo học ngành này sẽ được trang bị các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về công nghệ xử lý nước thải, công nghệ xử lý nước cấp; công nghệ xử lý khí thải; quản lý và xử lý chất thải rắn và nguy hại, quy hoạch môi trường, quản lý môi trường, kinh tế môi trường,... Sau khi hoàn thành khóa học, sinh viên có khả năng tư vấn và giải quyết các vấn đề về: thiết kế công nghệ xử lý nước cấp, xử lý nước thải đô thị và khu công nghiệp, thiết kế công nghệ sản xuất sạch, thiết kế hệ thống cấp thoát nước đô thị, thiết kế công nghệ kiểm soát ô nhiễm không khí, xử lý và chôn lấp chất thải rắn và chất thải nguy hại. Đặc biệt, sinh viên khoa Môi trường ở Duy Tân sẽ được đào tạo chuyên sâu về công nghệ xử lí và công nghệ thiết bị môi trường nước, quản lí môi trường để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững… Với phương châm đào tạo lý thuyết phải gắng liền với thực tiễn, sinh viên sẽ được nhà trường tạo điều kiện tiếp xúc thường xuyên với các công ty, các cơ quan nghiên cứu môi trường tại Tp. Đà Nẵng và các địa bàn lân cận, điều này sẽ giúp sinh viên sớm làm quen với các công việc trong tương lai.

 

Sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật và Quản lí Môi trường tại Duy Tân, sinh viên sẽ được cấp bằng kỹ sư môi trường. Với tấm bằng kỹ sư trong tay cộng với những nhu cầu cấp bách về bảo vệ môi trường như hiện nay, các bạn sẽ nhanh chóng tìm được công việc phù hợp với chuyên môn của mình. Các bạn có thể đảm nhận công tác giảng dạy, nghiên cứu, quản lý tại các trường Đại học và Cao đẳng, các viện và trung tâm nghiên cứu khoa học, các cơ quan quản lý nhà nước như Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Sở Tài nguyên và Môi trường ở các tỉnh (thành phố), các phòng Tài nguyên và Môi trường ở các huyện (quận), các nhà máy xí nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh có liên quan đến lĩnh vực môi trường và các dự án phát triển môi trường trong nước và trên thế giới.
 
(Hoàng Anh Tú)