Tra cứu kết quả trúng tuyển vào Đại học năm 2020 Xét tuyển thẳng vào Đại học Xét tuyển học bạ trực tuyến Tra cứu kết quả xét học bạ trực tuyến Trắc nghiệm hướng nghiệp luyện thi đại học miễn phí Đăng ký thi sơ tuyển Thi thử sơ tuyển những điều cần biết tuyển sinh
thủ tục nhập học câu hỏi thường gặp đăng ký cao đẳng nghề

Tư vấn Tuyển sinh

đường dây nóng
Thống kê
Số người online: 2746
Truy cập trong ngày: 3353
Truy cập trong tuần: 17820
Tổng số lượt truy cập: 2442811

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Loay hoay chạy theo thay đổi trong thi cử

 
 
Theo ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), việc công bố đề thi minh họa không cần thiết vì phương thức thi 2018 đã được công bố sớm và không có thay đổi gì lớn so với năm 2017.
 
Thiếu định hướng ôn thi
 
Tuy nhiên, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động chiều 10-10, TS Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (TP Hà Nội), cho rằng việc không công bố đề thi minh họa khiến giáo viên và học sinh chịu nhiều áp lực. Trong khi đó, nhà trường cũng gặp khó khăn trong việc định hướng ôn tập.
 
Ông Lâm nhấn mạnh có 2 vấn đề cần phải được làm rõ. Thứ nhất, Bộ GD-ĐT đã khẳng định nâng cao độ phân hóa của đề thi so với năm 2017 nhưng lại không công bố đề minh họa. Điều này sẽ khiến học sinh hoang mang, không rõ đề sẽ phân hóa đến mức nào, như thế là thiệt thòi cho các em. "Học sinh có quyền được biết đề thi thay đổi như thế nào để có thể ôn tập và làm bài tốt nhất" - ông Lâm nhấn mạnh.
 
Thứ hai, theo chuyên gia này, đề thi năm 2018 có thêm nội dung kiến thức ở chương trình lớp 11 nhưng Bộ GD-ĐT lại không cho biết số lượng câu hỏi phân bố như thế nào. "Học sinh của tôi chưa hình dung ra những nội dung gì cần hỏi và hỏi như thế nào. Theo tôi, Bộ GD-ĐT nên đánh giá tư duy và kỹ năng của học sinh là chính, chứ không phải là kiểm tra việc học thuộc kiến thức. Kiến thức lớp 11 và lớp 12 đều liên thông với nhau. Để học được lớp 12, học sinh đã phải trải qua lớp 10, lớp 11. Chủ trương của bộ là giảm những kiến thức hàn lâm, làm cho kỳ thi nhẹ nhàng, tránh căng thẳng nhưng quyết định như thế này thì lại làm học sinh hoang mang" - TS Lâm thẳng thắn.
 
Một giáo viên môn toán của một trường THPT tại quận Ba Đình, TP Hà Nội cho hay quyết định của Bộ GD-ĐT khiến cả giáo viên lẫn học sinh gặp khó khăn trong định hướng dạy và học. Theo giáo viên này, việc có thêm cả kiến thức lớp 11 là rất nặng cho học sinh. Nếu phải học và ôn thi tất cả nội dung thì học sinh sẽ bị quá sức.
 
"Có đề minh họa, thầy và trò được định hướng rõ ràng nên rất thuận tiện trong việc học và ôn thi" - giáo viên này nhận xét.
 
"Đuổi" không kịp những thay đổi
 
Bà Nguyễn Thị Thu Anh, Hiệu trưởng Trường THCS - THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội), thừa nhận học sinh rất lo lắng khi đề thi có thêm kiến thức lớp 11. Theo bà, cái khó đối với các trường hiện nay là mỗi năm, kỳ thi lại có những điều chỉnh, trong khi việc dạy thế nào để thích nghi với những điều chỉnh đó không dễ dàng.
 
Một hiệu trưởng cho hay thi thế nào thì học thế nấy. Vì thế, trường của ông khá khó khăn trong việc ôn tập cho học sinh lớp 12. "Khi Bộ GD-ĐT công bố đề thi có kiến thức lớp 11 tức là phải lượng hóa được khối lượng kiến thức này cho học sinh. Bây giờ không đưa ra được là lượng hóa như thế nào mà cứ bảo có kiến thức lớp 11 thì rất mệt" - hiệu trưởng này lo ngại.
 
TS Nguyễn Tùng Lâm khẳng định để kỳ thi THPT quốc gia 2018 gọn nhẹ như đúng mục tiêu mà Bộ GD-ĐT đặt ra, dứt khoát phải có đề thi minh họa. "Nói chung chung thì thầy và trò không hình dung ra, học sinh cũng không "đuổi" kịp những thay đổi của Bộ GD-ĐT. Dù định dạng đề thi năm 2018 giống với năm 2017 nhưng cấu trúc của đề thi năm tới lại không hoàn toàn giống như trước. Thực sự, học sinh không thể nhìn vào đề tham khảo năm ngoái mà biết được những thay đổi về độ khó cũng như kết cấu đề thi" - TS Nguyễn Tùng Lâm băn khoăn.
 
Trước mắt, Trường THPT Đinh Tiên Hoàng chủ trương bỏ những kiến thức hàn lâm, đưa vào các bài tập trắc nghiệm để học sinh làm quen với phương pháp này. "Chúng tôi quán triệt tới các giáo viên là phải đổi mới phương pháp dạy học để có kết quả tốt nhất" - TS Lâm thông tin. 
 
Tạo ra quá nhiều căng thẳng
 
Nói về việc định hướng ôn tập cho học sinh của trường mình, một hiệu trưởng thừa nhận đến giờ, trường vẫn đang loay hoay.
 

"Bộ GD-ĐT không nhất quán, lúc nói sẽ công bố đề thi minh họa sớm nhất có thể, lúc lại bảo sẽ không công bố vì "không cần thiết" nên chúng tôi cũng chưa biết phải ôn tập cho học sinh thế nào. Sự thay đổi liên tục của Bộ GD-ĐT đã gây ra nhiều căng thẳng cho thầy và trò. Tôi nghĩ đã đến lúc cần một chiến lược dài hạn, chứ không phải "sai đâu sửa đấy" như thế này" - hiệu trưởng này bày tỏ.

 
YẾN ANH
http://nld.com.vn/giao-duc-khoa-hoc/loay-hoay-chay-theo-thay-doi-trong-thi-cu-20171010221147199.htm