
Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2012 - 2015.
1. Mục tiêu của Chương trình:
a) Mục tiêu chung: Từng bước hiện thực hóa Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, tăng cường nhận thứcvà năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu, định hướng giảm phát thải khí nhà kính,xây dựng nền kinh tế các-bon thấp,tích cực cùng cộng đồng quốc tế bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất.
b)Mục tiêu cụ thể:
- Tiếp tục cập nhật các kịch bản biến đổi khí hậu ở Việt Nam, đặc biệt là nước biển dâng; hoàn thành việc đánh giá mức độ tác động của biến đổi khí hậu đến các lĩnh vực, ngành, địa phương; xác định các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu;
- Tạo lập hệ thống cơ sở dữ liệu về biến đổi khí hậu, nước biển dâng gắn với mô hình số độ cao phục vụ công tác quy hoạch phát triển kinh tế xã hội trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng ở Việt Nam;
- Cập nhật, từng bước triển khai kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tại các Bộ, ngành, địa phương;
- Nâng cao năng lực tổ chức, thể chế, chính sách về thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong các lĩnh vực ưu tiên;
- Tăng cường hợp tác quốc tế vềbiến đổi khí hậu;
- Nâng cao nhận thức của cộng đồngvề biến đổi khí hậu.
2. Đối tượng và phạm vi địa bàn thực hiện Chương trình:
Chương trình được triển khai thực hiện tại các Bộ, ngành và địa phương trên toàn quốc.
3. Thời gian thực hiện: Từ năm 2012 đến hết năm 2015
4. Nội dung, nhiệm vụ chủ yếu của Chương trình:
- Xây dựng, ban hành kế hoạch hành động quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của các Bộ, ngành và địa phương;
- Xây dựng hệ thống giám sát biến đổi khí hậu, nước biển dâng gắn với mô hình số độ cao có độ chính xác cao phục vụ công tác nghiên cứu, rà soát và xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế xã hội trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng ở Việt Nam;
- Xây dựng các bản đồ ngập lụt, rủi ro thiên tai, khí hậu theo kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng, gắn với hệ thống thông tin địa lý, trước mắt tập trung tại các vùng trọng điểm thường xuyên bị tác động của thiên tai, vùng có nguy cơ ảnh hưởng mạnh của nước biển dâng;
- Tiếp tục nghiên cứu, cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu, đặc biệt là nước biển dâng chi tiết đến từng địa phương. Đánh giá mức độ tác động của biến đổi khí hậu, nhất là nước biển dâng đối với các lĩnh vực, ngành, địa phương; xác định giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu;
- Hoàn thành một số nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên cấp bách được xác định trong kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu;
- Triển khai các mô hình thí điểm thích ứng vớibiến đổi khí hậu, nước biển dâng ở hai tỉnh thí điểm Quảng Nam, Bến Tre và đề xuất phương án nhân rộng;
- Ban hành các chính sách thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong các lĩnh vực ưu tiên: Nông nghiệp, lâm nghiệp, sử dụng đất, tài nguyên nước, năng lượng, giao thông vận tải, xây dựng, giảm nghèo và an sinh xã hội;
- Xâydựngthểchế, thiết chế tài chính khuyến khích, huy động các nhà tài trợ quốc tế song phương và đa phươngcung cấp, đầu tư nguồn lực và công nghệcho ứng phó với biến đổi khí hậu;
- Phổ biến, tuyên truyền nâng kiến thứccơ bản về biến đổi khí hậu,tác động của biến đổi khí hậu cho đại đa số công chức, viên chức nhà nước,75% học sinh, sinh viên,50% cộng đồng dân cư.
5. Tổng kinh phí cho Chương trình:
Tổng kinh phí cho Chương trình là 1.771 tỷ đồng, dự kiến huy động từ các nguồn:
- Ngân sách trung ương:770 tỷ đồng;
- Ngân sách địa phương và các nguồn vốn khác: 153 tỷ đồng;
- Kinh phí nước ngoài: 848 tỷ đồng.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: