Kĩ năng mềm

Vượt qua vòng phỏng vấn xin việc

  • 31/12/2016
  • Kĩ năng mềm

Vượt qua vòng phỏng vấn xin việc


Hàng năm có khoảng 30.000 sinh viên tốt nghiệp ngành kỹ thuật ra trường, nhưng chỉ khoảng 70% là được làm đúng ngành nghề. Trong 70% đó thì chỉ có 10% là được những vị trí thu nhập khá, bạn nằm trong số nào?

13 năm trước đây tôi cũng giống như các bạn khi mới tốt nghiệp, không có một khái niệm nào về xin việc và những yêu cầu của nhà tuyển dụng. Tôi chuẩn bị 20 bộ hồ sơ rồi rải khắp nơi, cứ công ty nào đăng tuyển là mình đến nộp hồ sơ.

Tôi đã thực sự sốc khi với năng lực vào thẳng đại học của mình trước đây, điểm bảo vệ tốt nghiệp cao nhất của một hội đồng và là sinh viên của trường đại học Bách Khoa Hà Nội danh tiếng nhưng khi tham gia test và trực tiếp phỏng vấn tôi đã bị loại một cách phũ phàng.

Tôi thiếu kiến thức mà doanh nghiệp cần, tôi không có kinh nghiệm mà họ muốn, kỹ năng sử dụng các phần mềm thiết kế không tốt, ngoại ngữ thì bắn nhát một dù đã học đến 12 năm trên ghế nhà trường.

 


Sau 2 tháng cũng có 2 đơn vị gọi đến để đi làm - Điện lực Hà Nội và một công ty tư nhân mới thành lập. Vơi điện lực dù kết quả bài test không tốt nhưng do thiếu người nên họ gọi mình vào làm điều độ cho Điện Lực Thanh Trì, còn cái công ty tư nhân kia thì do không có nhân viên (vừa thành lập) nên họ kếu đến để làm việc lặt vặt.

Vậy là có việc nhưng không phải là những công việc mà mình nhắm đến và khao khát. Vì thế tôi nhảy việc lòng vòng trong 3 năm làm từ thiết kế, đến thi công, đến bán hàng kỹ thuật.

Đế giờ này khi làm chủ doanh nghiệp được 9 năm và phỏng vấn hàng trăm nhân viên tôi vẫn thấy bóng dáng mình ngày nào trong mỗi bạn ứng viên.

Tôi xin chia sẻ với các bạn một vài điểm mấu chốt trong bài viết này để hy vọng các bạn kỹ sư sẽ có sự chuẩn bị tốt hơn cho tương lai công việc của bản thân.

1. Chuẩn bị, chuẩn bị và chuẩn bị.
"Thưa anh em là sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp ra trường, vậy theo anh em cần phải chuẩn bị những cái gì để có thể được tuyển dụng?".
Đó là câu hỏi thường xuyên của các bạn trẻ hay nêu ra trong các chương trình tọa đàm mà tôi thường tham dự.

Tôi: "Em cần chuẩn bị cái nhà tuyển dụng cần"
Sin viên: "Vâng nhưng em không biết họ cần gì!"

Tôi: Em lên mạng gõ google xem "Tuyển dụng kỹ sư ...." sẽ ra các tin tuyển dụng.
Trong các tin tuyển dụng sẽ luôn có 2 phần:
a. Mô tả công việc.
(Là các công việc bạn sẽ được giao hoặc phải làm khi được nhận vào.)
b. Yêu cầu công việc.
(Là yêu cầu về năng lực, về kinh nghiệm, về kỹ năng chuyên môn, về chuyên ngành đào tạo, kỹ năng mềm và ngoại ngữ)

Em sẽ cần trả lời hai câu hỏi là: 
1. Em có thích làm cái công việc nêu trong mô tả không, và nếu giao nó cho em thì em có làm được không?
2. Em đã đáp ứng được các yêu cầu công việc không? Nếu câu trả lời là có thì rất tốt, nếu câu trả lời là chưa thì đó là những thứ em cần phải chuẩn bị.

Sinh viên: Vâng anh nói rất hay nhưng em là sinh viên mới ra trường thì làm sao mà có được kinh nghiệm. Các nhà tuyển dụng đều yêu cầu phải có từ 2 ~ 3 năm kinh nghiệm, làm sao mà em có được khi vừa tốt nghiệp?

Tôi: Vậy anh hỏi em, em không có kinh nghiệm là lỗi của em hay lỗi của nhà tuyển dụng?

Sinh viên: Không phải lỗi của em thưa anh.

Tôi: Anh cũng nghĩ như thế hồi anh bằng tuổi em, nhưng anh đã sai khi một số bạn anh ngay khi tốt nghiệp được nhận vào những doanh nghiệp tốt và mức lương cao. Anh mới phát hiện ra là vì họ đã có kinh nghiệm. Họ đã bắt đầu đi học việc, làm part time tại các doanh nghiệp trước khi tốt nghiệp cả năm rồi.
Vậy nếu em muốn có lợi thế trong vòng phỏng vấn thì không còn cách nào khác phải có kinh nghiệm em ạ.

2. Nâng cao uy tín trong mắt nhà tuyển dụng.

Để nâng cao uy tín trong mắt nhà tuyển dụng thì có một vài việc phải làm sau đây:

a. Chuẩn bị một CV đẹp về mặt hình thức.

Một CV cần có những thông tin đầy đủ:
- Thông tin cá nhân (ngày tháng năm sinh, quê quán, thông tin liên lạc).
- Thông tin chuyên ngành (trường học và ngành học)
- Thông tin hình ảnh (rất nhiều bạn chuẩn bị CV nhưng không có lấy một tấm hình).
- Thông tin kinh nghiệm (làm gì, trong bao lâu, làm ở đâu)
- Các hoạt động tình nguyện đã tham gia (Cái này là một điểm cộng rất tốt nếu bạn đang ngang về mặt năng lực với các bạn khác).
- Các chứng chỉ khóa học về chuyên môn về kỹ năng mềm mà bạn có.
- Các chứng chỉ tiếng anh chuyên ngành mà bạn có.
- Thông tin của những người có thể xác mình cho những điều bạn đã viết (sếp, đồng nghiệp, thầy giáo v..v..)

b. Một CV đẹp về mặt nội dung.

Dĩ nhiên điều này quan trọng hơn mặt hình thức và cũng tốn nhiều công phu hơn. Bạn phải có ý thức ngay từ thời sinh viên khi tham gia các hoạt động tập thể. Bạn cũng cần phải bù đắp những thiếu hụt về chuyên môn, kỹ năng bằng việc tham gia các khóa đào tạo bên ngoài. Di nhiên một bạn có thêm các chứng chỉ đào tạo bên ngoài sẽ có lợi thế hơn một bạn chỉ có mỗi cái bằng tốt nghiệp và sơ yếu lý lịch rồi.

Quan trọng hơn là bạn phải có thời gian học việc, thực tập ở một doanh nghiệp và có giấy xác nhận của doanh nghiệp đó về kết quả đạt được. Nhiều bạn đi thực tập thì chỉ đi 1 ~ 2 tháng rồi về nộp cho nhà trường, tệ hơn là có người quen rồi xin cái dấu đóng vào để nộp. Nếu bạn làm thế là bạn đang tự hại mình rồi đó.

Những bạn không còn có cơ hội để thực tập và xin học việc nữa do bạn đã tốt nghiệp rồi thì cách nhanh nhất là bạn phải nâng cao được năng lực bằng việc được đào tạo gia tốc tại các trung tâm bên ngoài.

c. Kỹ năng phỏng vấn (kỹ năng giao tiếp).

Để được tuyển dụng thì ngoài CV đẹp bạn cần phải có kỹ năng giao tiếp tốt. Doanh nghiệp không thích một người không nói năng gì hoặc quá ồn ào vào làm việc với công ty mình. Vậy hãy biết chuẩn bị một bài giới thiệu về bản thân, học thuộc nó.
Yêu cầu bài giới thiệu đó cần phải:
- Nêu bật được kinh nghiệm của bạn.
- Nêu bật được tính cách và khác biệt của bạn.
- Thể hiện được sự yêu thích của bạn với công việc đang phỏng vấn và với cả doanh nghiệp.

Tôi sẽ tuyển một ứng viên khát khao làm việc, mong muốn được công hiến đóng góp cho doanh nghiệp và tràn đầy hứng khởi (có thể năng lực chuyên môn hơi non một tí cũng không sao).

3. Sai lầm của ứng viên và nhà tuyển dụng.

Các ứng viên đều sợ hãi khi thấy nhà tuyển dụng yêu cầu có từ 3~5 năm kinh nghiệm cho một vị trí nào đó.

Tôi hỏi các bạn là nếu một người có 3~5 kinh nghiệm nếu vào không làm được công việc thì có bị sa thải không?

Chắc chắn là sẽ bị sa thải!

Vậy doanh nghiệp không cần người có kinh nghiệm, họ cần người có năng lực để giải quyết các công việc của họ.

Vậy dù bạn có ít tuổi, có mới ra trường nhưng bạn có năng lực và giải quyết được các công việc mà doanh nghiệp cần thì bạn sẽ được nhận vào, bạn sẽ được trả lương xứng đáng cho năng lực của bạn.

Ngay lúc này đây nếu bạn còn thời gian hãy đi học việc, nếu không còn thời gian hãy đến các trung tâm đào tạo để các chuyên gia ở đó trong thời gian ngắn nhất nâng cao năng lực của bạn lên. Họ sẽ đào tạo cái mà doanh nghiệp cần chứ không đào tạo lại lý thuyết ở trường đại học.(Thời của tôi có bói cũng không ra các trung tâm đào tạo, nhưng giờ thì khác rồi)

Khi bạn có năng lực bạn hãy nói với nhà tuyển dụng như sau:

"Em có năng lực tương đương đương với người 3 năm kinh nghiệm dù em vừa tốt nghiệp, không tin chị cho em làm bài test thử, không tin đưa bản vẽ cho em đọc, không tin đưa phần mềm đây em vẽ, không tin đưa máy đây em tính"

Bạn sẽ làm họ ngạc nhiên và thích thú về sự tự tin của bạn.

Hãy hành động ngay để nâng cao năng lực của bạn, làm đẹp hồ sơ của bạn với các chứng chỉ đào tạo, rèn luyện các kỹ năng cần thiết mà bạn đang còn thiếu.

Các bạn cũng có thể tích lũy được nhiều tài liệu và kinh nghiệm tại trung tâm dưới đây. Hãy ghé thăm để có thể được hướng dẫn trực tiếp từ các anh chị đi trước và có được sự tự tin khi đi phỏng vấn nhé.


Chúc các bạn có một công việc thu nhập tốt và đúng lĩnh vực bạn yêu thích!

Các tin khác