CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Trung tâm Khởi Nghiệp
1 Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp: Nhìn từ các qui định pháp luật / Phạm Mạnh Dũng // Đầu tư, Số 69(1960)/2009 .- 2009 .- Tr.11 .- 340
Các vụ mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&B) có xu hướng gia tăng, đòi hỏi cơ quan chức năng cần thêm sự thống nhất trong quan điểm ban hành các văn bản pháp luật, để giúp doanh nghiệp (DN) nâng cao hiệu quả khi thực hiện. Bài báo đưa ra những quan điểm trong việc ban hành các qui định về M&A như: Khái niệm về các hình thức của M&A; Quản lý về doanh nghiệp; quản lý về đầu tư; Quản lý về cạnh tranh.
2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức của doanh nhân văn hóa / PGS.TS Lê Quý Đức // Đầu tư, Số 59 (1950)/2009 .- 2009 .- Tr. 1, 14-15 .- 335.52
Giới thiệu những giá trị đạo đức của doanh nhân nhìn từ nhiều khía cạnh khác nhau từ lợi ích kinh tế, xã hội, đến những đạo lý, triết lý sống của doanh nhân và sự độc đáo riêng biệt mang bản sắc của dân tộc.
3 Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân và vì dân / Huỳnh Thành Lập // Khoa học xã hội, Số 02 (126)/2009 .- 2009 .- Tr. 3-7 .- 370
Trình bày nguồn gốc, khái niệm nhà nước kiểu mới – nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Bản chất nhà nước, chính quyền của dân, do dân và vì dân. Chức năng, nhiệm vụ nhà nước của dân, do dân và vì dân. Xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, thực thi quyền lực nhà nước một cách có hiệu lực, hiệu quả.
4 Về vấn đề giám sát trong Đảng / Đoàn Thế Hanh // Số 799 (5/ 2009) - Tạp chí Cộng sản .- 2009 .- Lý luận và Chính trị .- tr.66 - 70 .- 335.52
Giám sát là một trong những chức năng lãnh đạo của Đảng, khâu quan trọng trong công tác lãnh đạo và là nội dung không thể thiếu của công tác xây dựng Đảng. Trong Đảng tổ chức càng cao càng phải được giám sát nghiêm ngặt. giám sát trong Đảng là giám sát đối với quyền lực, phòng ngừa lạm dụng quyền lực. Vì vậy, vấn đề là xây dựng cơ chế như thế nào để giám sát trở thành sinh hoạt thường xuyên, có văn hóa cao và hiệu quả thực tế trong Đảng.
5 Những giải pháp hoàn thiện thể chế Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa / PGS. TS. Trần Văn Phòng // Số 4/ 2009 - Tạp chí Lịch sử Đảng .- 2009 .- Học viện Chính trị - Hành chính QG HCM .- tr. 40 - 43 .- 335.4
Để hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), Đại hội X của Đảng chỉ rõ, phải thực hiện tốt những giải pháp sau: Nắm vững định hướng XHCN trong nền kinh tế thị trường ở nước ta; Nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý của Nhà nước; Phát triển đồng bộ và quản lý có hiệu quả vận hành các loại thị trường cơ bản theo cơ chế cạnh tranh lành mạnh; Phát triển mạnh các thành phần kinh tế, các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh.
6 Quan hệ thương mại Việt Nam - Châu Á từ thế kỷ XIX đến năm 1945 / GS.TS. Nguyễn Văn Khánh // Số 3 (395)/ 2009 - Nghiên cứu Lịch sử .- 2009 .- Viện KHXH Việt Nam - Viện sử học .- tr. 3 - 13 .- 335.52
Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương, giữ vai trò cầu nối giữa đường biên giới và hải giới rất dài với Trung Hoa, điểm giao tuyến giữa hai nền văn minh của nhân loại Trung Hoa và Ấn Độ, và án ngữ tuyến thương mại cả trên đát liền và trên biển từ khu vực Đông Á xuống Đông Nam Á. Nhờ vị trí đặc biệt đó, Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để thiết lập và phát triển quan hệ thương mại với nhiều Quốc gia Châu Á.
7 Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở Đảng trong quân đội thời kỳ mới / TS. Phạm Xuân Hùng // Số 28 - 4/ 2009 - Tạp chí Cộng sản - Chuyên đề cơ sở .- 2009 .- Lý luận và Chính trị .- tr.6 - 8 .- 335.52
Thực hiện vai trò lãnh đạo của mình, Đảng cộng sản Việt Nam được tổ chức một cách chặt chẽ và Khoa học từ Trung ương đến cơ sở, trong đó tổ chức cơ sở Đảng có vị trí đặc biệt quan trọng. Vì vậy, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở Đảng trong Quân đội là một trong những nhiệm vụ cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay.
8 Các hình thức thực hiện dân chủ trực tiếp ở nước ta / ThS. Đào Thị Quyên // Số 4/ 2009 - Lý luận Chính trị .- 2009 .- Học viện Chính trị - Hành chính QG HCM .- tr. 56 - 61 .- 335.52
Hiện nay, ở nước ta nhân dân trực tiếp thực hiện quyenf lực của mình thông qua các hình thức cơ bản sau: Nhân dân tham gia thành lập bộ máy nhà nước bằng con đường bầu cử và ứng cử; Nhân dân biểu quyết khi trưng cầu ý dân; Nhân dân tham gia thảo luận và đóng góp ý kiến xây dựng chính sách, pháp luật của Nhà nước; Nhân dân bãi miễn đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân...
9 Tư duy lý luận của Đảng về phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội trong tiến trình đổi mới / PGS. TS. Nguyễn Trọng Phúc // Số 2/ 2009 - Tạp chí Lịch sử Đảng .- 2009 .- Học viện Chính trị - Hành chinh QG HCM .- tr. 15 - 20 .- 335.52
Trong tiến trình đổi mới đất nước, nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở Việt Nam được đặt ra. Qúa trình hoạch định và lãnh đạo thực hiện đường lối đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam cũng là quá trình Đảng không ngừng đổi mới tư duy lý luận về phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội, Hai mệnh đề đó gắn kết hữu cơ trong một thể thống nhất nhằm mục tiêu Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
10 Tri thức Việt Nam trong thời kỳ chuẩn bị lực lượng và tiến hành tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 / GS.TS. Nguyễn Văn Khách // Tạp chí Lịch sử Đảng .- 2009 .- Học viên Chính trị - Hành chính QG HCM .- tr. 21 - 29 .- 335.52
Trong những năm 1930 - 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng, tàng lớp sinh viên tri thức hăng hái tham gia vào phong trào đấu tranh và lực lượng xung kích trên mặt trận văn hóa - tư tưởng. Trong quá trình chuẩn bị lực lượng và tiến hành tổng khởi nghĩa, sinh viên, tri thức vừa là lực lượng trực tiếp tham gia đấu tranh chính trị và vũ trang tổng khởi nghĩa vừa là bộ phận quan trọng trong lực lượng lãnh đạo cách mạng, góp phần xứng đáng thắng lợi vĩ đại của dân tộc trong Cách mạng tháng Tám 1945.