CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Y
1 Hiệu quả gây tê ngoài màng cứng bệnh nhân tự điều khiển bằng ropivacain với bupivacain để giảm đau sau phẫu thuật thay khớp háng và khớp gối / Phạm Tường Linh // Y dược học Cần Thơ (Điện tử) .- 2017 .- Số 10 .- Tr. 113-120 .- 610
Đánh giá hiệu quả gây tê ngoài màng cứng bệnh nhân tự điều khiển bằng ropivacain với bupivacain để giảm đau sau phẫu thuật thay khớp háng và khớp gối trên 38 bệnh nhân từ 10/2014 đến 7/2015. Kết quả cho thấy mặc dù có tác dụng giảm đau tương tự, truyền ngoài màng cứng của ropivacain kế hợp với bệnh nhân tự điều khiển cung cấp sự hài lòng của bệnh nhân cao hơn so với liều lượng bằng nhau của bupivacain do ít phong bế vận động hơn. Các tác dụng phụ như buồn nôn, nôn mửa, lạnh run và bí tiểu rất hiếm gặp ở cả hai nhóm.
2 Ứng dụng lâm sàng theo dõi độ bão hòa oxy não trong gây mê / Nguyễn Thị Quý // Y học thành phố Hồ Chí Minh (Điện tử) .- 2016 .- Số 3 .- Tr. 24-28 .- 610
Nguyên tắc hoạt động của máy đo độ bão hòa O2 não và các yếu tố ảnh hưởng đến độ bão hòa oxy não: cân bằng cung - cầu oxy não. Ý nghĩa của các trị số độ bão hòa O2 não biểu hiện trên màn hình monitor và các biện pháp can thiệp để cải thiện độ bão hòa O2 não.
3 Gây mê cho trẻ béo phì: Ca lâm sàng / Phan Thị Minh Tâm, Huỳnh Hồng Hạnh // .- 2016 .- Số 3 .- Tr. 121-128 .- 610
Để gây mê an toàn cho trẻ béo phì, chúng ta phải biết chọn phương pháp gây mê cho trẻ béo phì và biết ảnh hưởng của chúng lên các cơ quan. Các nguyên tắc chăm sóc chu phẫu và có kiến thức về dược động học của thuốc mê trên trẻ béo phì.
4 Xử trí dị vật đường tiêu hóa trên qua nội soi tại bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp / Nguyễn Duy Thắng // .- 2020 .- Số 0 .- Tr. 95-101 .- 610
Nhận xét đặc điểm dị vật, vị trí thường gặp và kết quả xử lý nội soi trên 132 bệnh nhân được lấy dị vật qua nội soi không gây mê bằng kim sinh thiết, kim cá sấu, thòng lọng. Xương gà và xương cá gặp 38 phần trăm; tăm tre 20,5 phần trăm; đoạn kim loại, đồng xu kim loại 15,9 phần trăm; bã thức ăn 9,8 phần trăm; đồ chơi bằng nhựa nhỏ 6 phần trăm. Tỷ lệ lấy dị vật thành công 100 phần trăm. Không có tai biến xảy ra.
5 Khảo sát đặc điểm bệnh nhân chấn thương điều trị tại các bệnh viện tỉnh Long An / Võ Thị Dễ, Nguyễn Quốc Doanh // Y dược học Cần Thơ (Điện tử) .- 2017 .- Số 10 .- Tr. 8-15 .- 610
Khảo sát đặc điểm bệnh nhân chấn thương điều trị tại các bệnh viện tỉnh Long An. Kết quả cho thấy bệnh nhân cấp cứu chấn thương chủ yếu là người trong tuổi lao động, nam nhiều hơn nữ. Nguyên nhân hàng đầu là do tai nạn giao thông. Chấn thương phần mềm chiếm tỷ lệ cao nhất, kế đến là chấn thương cơ xương khớp và chấn thương đầu. Cần khẩn cấp có giải pháp hiệu quả ngăn ngừa tai nạn giao thông. Công tác tiếp nhận và điều trị kịp thời thích hợp đối với bệnh nhân chấn thương là rất quan trọng.
6 Nghiên cứu mô hình bệnh tật tại các trạm y tế xã phường tỉnh Vĩnh Long năm 2014 / Phạm Thị Tâm, Bùi Quang Nghĩa // .- 2017 .- Số 9 .- Tr. 28-35 .- 610
Nghiên cứu mô hình bệnh tật theo ICD 10 tại các trạm y tế xã, phường tỉnh Vĩnh Long năm 2014. Kết quả nghiên cứu cho thấy mô hình bệnh tật tại trạm y tế thay đổi có xu hướng gia tăng nhóm bệnh không lây, giảm nhóm bệnh nhiễm trùng, chấn thương và ngộ độc.
7 Nghiên cứu những thay đổi một số chỉ số xét nghiệm trong điều trị chấn thương sọ não nặng sử dụng huyết thanh mặn ưu trương 7,5% và mannitol / Vũ Văn Khâm, Trịnh Văn Đồng // .- 2018 .- Số 1 .- Tr. 13-19 .- 610
Nghiên cứu những thay đổi một số chỉ số xét nghiệm trong điều trị trên 100 bệnh nhân chấn thương sọ não nặng sử dụng huyết thanh mặn ưu trương 7,5% và mannitol tại Bệnh viện Xanh Pôn từ 10/2010 đến 12/2014. Kết quả cho thấy sau điều trị huyết thanh mặn ưu trương 7,5% và mannitol 20%, hemoglobin và hematocrit đều giảm, nhưng các chỉ số này vẫn nằm trong giới hạn bình thường, không có sự khác biệt giữa 2 nhóm điều trị. Không có sự khác biệt về thay đổi khí máu giữa 2 nhóm điều trị sau truyền dung dịch thẩm thấu. So với nhóm mannitol 20%, natri máu và áp lực thẩm thấu máu ở nhóm sử dụng huyết thanh mặn 7,5% tăng sau khi truyền 120 phút.
8 Nghiên cứu hiệu quả điều trị tăng áp lực nội sọ của huyết thanh mặn ưu trương 7,5% và mannitol ở bệnh nhân chấn thương sọ não nặng / Vũ Văn Khâm, Trịnh Văn Đồng // Y dược lâm sàng 108 (Điện tử) .- 2018 .- Số 1 .- Tr. 1-6 .- 610
Đánh giá hiệu quả điều trị tăng áp lực nội sọ của huyết thanh mặn ưu trương 7,5% và mannitol ở 100 bệnh nhân chấn thương sọ não nặng tại Bệnh viện Xanh Pôn từ 10/2010 đến 12/2014. Kết quả cho thấy huyết thanh mặn 7,5% và mannitol đều có tác dụng giảm áp lực nội sọ ở bệnh nhân chấn thương sọ não nặng. Mannitol làm giảm áp lực nội sọ sớm hơn, tuy nhiên huyết thanh mặn có tác dụng giảm áp lực nội sọ kéo dài hơn. Cả 2 dung dịch đều có tỷ lệ hiệu quả đạt rất tốt và tốt cao trong điều trị giảm áp lực nội sọ.
9 Nghiên cứu mối liên quan giữa số lượng chất lượng tinh trùng với kết quả điều trị vô sinh bằng kỹ thuật IUI tại trung tâm công nghệ phôi - Học viện Quân y / Nguyễn Xuân Bái, Nguyễn Thị Hoa // Y học Việt Nam (Điện tử) .- 2012 .- .- 610
Nghiên cứu được thực hiện trên 411 chu kỳ IUI, thực hiện trên 232 bệnh nhân và được điều trị bằng kỹ thuật IUI bằng tinh trùng của người chồng trong khoảng thời gian từ 10/2010 đến 6/2011 tại Trung tâm Công nghệ mô học - Đại học Quân y Việt Nam. Nghiên cứu nhằm tìm ra con tàu quan hệ giữa số lượng và chất lượng tinh trùng và phương pháp điều trị vô sinh bằng kỹ thuật IUI. Kết quả là tỷ lệ nhận biết / số chu kỳ là 9,7%; tỷ lệ mang thai / số bệnh nhân là 17,2%. Các điều kiện kỹ thuật về hiệu quả của kỹ thuật IUI là các mẫu tinh dịch trước khi rửa bộ lọc có mật độ tinh trùng ít nhất nhiều hơn (hoặc = 10,10 số mũ 6 / ml), số lượng tinh trùng thay đổi ít nhất nhiều hơn (hoặc = 10,10 số mũ 6 / ml), tỷ lệ tinh trùng có hình thái bình thường ít nhất là nhiều hơn (hoặc = 4 phần trăm), điều trị tinh trùng sống ít nhất là nhiều hơn (hoặc = 50 phần trăm); Các mẫu tinh dịch sau khi rửa bộ lọc phải có mật độ tối thiểu ít hơn (hoặc = 5x10 số mũ 6 / ml), số lượng tinh trùng thay đổi ít nhất nhiều hơn (hoặc = 5x10 số mũ 6), thường là hình thái tinh trùng bình thường ít hơn ( hoặc = 4 phần trăm).
10 Hiệu quả đối kháng của vi khuẩn Bacillus subtilis chủng CG8 trong phòng trị bệnh thán thư trên ớt / Trần Thùy Trang, Nguyễn Tấn Đức, Phạm Hữu Nhượng // Bảo vệ thực vật (Điện tử) .- 2016 .- Số 6 .- Tr. 22-27 .- 610
Cơ chế đối kháng của Bacillus subtilis là tiết ra các loại kháng sinh như surfactin, fengycin, iturin có bản chất là lipopeptide và các enzyme phân huyer vác tế bào nấm như chitinnase và Beta-1,3-glucanase vào môi trường, qua đó sẽ ức chế và kiềm hãm khả năng gây hại của nấm. Nghiên cứu sử dụng Bacillus subtilis làm tác nhân đối kháng với nấm Colletotrichum để phòng trị bệnh thán thư trên cây ớt.