Theo số liệu của Cục Thống kê lao động, Cục Điều tra dân số, Hiệp hội Nghiên cứu thương mại…của Mỹ. CareerCast xếp CNPM là một trong những công việc được đánh giá cao nhất dựa trên các tiêu chí xếp hạng: Thu nhập, áp lực công việc, môi trường làm việc, yêu cầu thể chất và triển vọng nghề nghiệp [1]. Tại Việt Nam nói chung và tại Đà Nẵng nói riêng, CNPM là một trong những ngành học mang lại cơ hội việc làm và thu nhập cao, ngành CNPM giúp sinh viên có hội làm việc tại các Doanh nghiệp phần mềm, Khu công nghệ cao…với các vai trò khác nhau: Project Manager (Quản trị dự án), Technical leader (Trưởng bộ phận kĩ thuật dự án), Bridge Software Engineer (Kĩ sư cầu nối), Developer (Phát triển phần mềm), Tester (Kiểm thử phần mềm), QA (Đảm bảo chất lượng phần mềm)...
I. Ngành học có cơ hội việc làm và thu nhập cao
Theo Passerelles Numeriques Việt Nam (PN Việt Nam) vừa công bố kết quả nghiên cứu thị trường công nghệ thông tin (CNTT) cho thấy nhu cầu về nhân lực trong phát triển phần mềm ngày càng gia tăng…[2].
Tại Việt Nam nói chung và TP. Đà Nẵng nói riêng, sinh viên tốt nghiệp ngành CNPM có cơ hội việc làm cao. Tại Đại Học Duy Tân, sinh viên ngành CNPM thuộc Chương trình tiên tiến của DTU sau khi tốt nghiệp, 100% có việc làm. Thậm chí có những sinh viên mặc dù chưa nhận bằng tốt nghiệp nhưng với những kiến thức đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp, các em đã được tiếp nhận vào làm việc và trở thành các nhân viên chính thức tại các doanh nghiệp, các công ty.
Tại Việt Nam, mức lương mà các kỹ sư, cử nhân CNPM nhận được cũng khá cao so với các ngành nghề khác: 1.000 - 1.500 USD/tháng. Với những người ở vị trí giám sát, mức lương từ 3.000 USD hay 4.000 USD/tháng. Ngoài ra, những kỹ sư, cử nhân viết chương trình phần mềm đơn giản có thu nhập mỗi tháng khoảng từ 800 - 900 USD hay 1.200 USD [1].
Một số doanh nghiệp phần mềm có nhu cầu tuyển dụng nhân sự CNPM cao tại TP. Đà Nẵng:
1. Công ty TNHH phần mềm FPT
http://fpt.com.vn/vn
2. Công ty công nghệ phần mềm Enclave
http://enclaveit.com/
3. Công ty LogiGear Vietnam (LTRC)
www.logigear.vn
4. Công ty TNHH MagRabbit
http://www.magrabbit.com/
5. Công ty Axon Active
http://www.axonactive.vn/
6. Công ty Cổ phần Công nghệ Tâm Hợp Nhất (Unitech)
http://unitech.vn/
7.Công ty cổ phần Softech
http://softech.vn/
8. Toàn cầu xanh
http://toancauxanh.vn
II. Các công việc đảm nhiệm
Sinh viên tốt nghiệp ngành CNPM, có khả năng làm việc trong một số vị trí công việc khác nhau (Mô tả ngắn gọn vai trò và công việc của các vị trí):
1. Kỹ sư công nghệ phần mềm (Software Engineer)
· Thiết kế, lập trình các loại ứng dụng
· Nghiên cứu, tìm hiểu, phát triển phần mềm hệ thống
· Sử dụng các ngôn ngữ lập trình phổ biến để lập trình các loại ứng dụng
· Xây dựng các tài liệu phần mềm
· Phát triển, đóng gói sản phẩm
· Triển khai các sản phẩm, dịch vụ
· Kiểm tra phần mềm đã xây dựng.
· Thiết lập các thông số vận hành, lập công thức, phân tích các yêu cầu phần mềm.
2. Kỹ sư kiểm thử (Tester): Tìm kiếm các lỗi của hệ thống phần mềm hoặc thẩm định, xác minh xem hệ thống phần mềm có đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu nghiệp vụ hay không.
3. Lập trình viên (Developer)
· Sử dụng các ngôn ngữ lập trình phổ biến để lập trình các loại ứng dụng
· Xây dựng các tài liệu phần mềm
· Phát triển, đóng gói sản phẩm
· Triển khai các sản phẩm, dịch vụ
· Kiểm tra phần mềm đã xây dựng.
4. Kỹ sư cầu nối (Bridge Software Engineer)
· Người kết nối khách hàng với người làm kỹ thuật, người làm kinh doanh của doanh nghiệp.
· Người đầu tiên tiếp xúc với khách hàng để ghi nhận những yêu cầu của họ.
· Người phân tích cho khách hàng hiểu những yêu cầu nào có thể được đáp ứng, những yêu cầu nào nên thay đổi cho phù hợp với điều kiện kỹ thuật...
· Người thay mặt bộ phận kinh doanh để thương lượng, thuyết phục khách hàng về mặt giá cả nhân công và thời gian thực hiện dự án.
· Người có khả năng quản lý dự án, theo dõi tiến trình thực hiện dự án.
5. Trưởng nhóm phát triển (Team Leader)
· Xây dựng, quản lý, triển khai các dự án phần mềm
· Thu thập và kiểm soát các dữ liệu liên quan đến lập trình
· Viết tài liệu mô tả chức năng phần mềm
· Xây dựng công cụ và cài đặt, hỗ trợ các vấn đề liên quan đến lập trình
· Phân công, giám sát công việc cho các nhân viên lập trình trong phạm vi quản lý, đảm bảo các nhân viên lập trình thực hiện đúng kế hoạch và đảm bảo chất lượng.
· Đào tạo, huấn luyện, hỗ trợ các nhân viên trong phòng lập trình.
· Phát triển sản phẩm và ứng dụng theo quy trình chuẩn.
· Tư vấn, nghiên cứu, phát triển sản phẩm theo các công nghệ mới.
· Chịu trách nhiệm quản lý nhóm lập trình
6. Trưởng dự án (Project Manager)
· Lập lập kế hoạch, tổ chức và quản lý, giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời gian, trong phạm vi ngân sách đã được duyệt, đảm bảo chất lượng, đạt được mục tiêu cụ thể của dự án và các mục đích đề ra.
III. Ngành học cần được đào tạo trong môi trường sát với yêu cầu thực tế
Tốt nghiệp ngành CNPM có cơ hội việc làm cao, có khả năng được làm trong các doanh nghiệp phần mềm, các khu công nghệ cao, hoặc các cơ quan đơn vị khác nhau. Tuy nhiên, để có cơ hội việc làm, người xin việc cần phải đáp ứng các yêu cầu rất cao và khắt khe từ phía nhà tuyển dụng, từ phía các doanh nghiệp. Cụ thể phải đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, khả năng ngoại ngữ, kỹ năng mềm, kỹ năng làm việc nhóm…
Ngành CNPM thuộc Chương trình Công Nghệ Thông Tin Tiên Tiến của Đại học Duy Tân, gồm nhiều môn học đào tạo giúp các bạn sinh viên ngành CNPM đáp ứng được các yêu cầu cao từ phía các doanh nghiệp. Các bạn sinh viên được học trong môi trường tốt, được trang bị kiến thức về chuyên môn, các công nghệ mới, khả năng nghiên cứu. Bên cạnh đó, các em được nâng khả năng về Anh văn và trang bị nhiều kỹ năng mềm, kỹ năng làm việc nhóm…thông qua việc học các môn học trong chương trình tiên tiến và thông qua việc hoàn thành các đồ án môn học, đặc biệt các đồ án Capstone.
Bên cạnh tính ưu việt của các môn học được xây dựng dựa trên chương trình huận luyện giảng viên và chuyển giao học liệu từ Carnegie Mellon, Đại học Duy Tân còn hợp tác, ký kết với các doanh nghiệp, lồng ghép và giảng dạy các nội dung phù hợp hơn và sát với nhu cầu thực tế tại doanh nghiệp. Thực hiện mục tiêu “Đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp”, “Đào tạo theo nhu cầu của xã hội” đúng nghĩa, Duy Tân đã thực hiện ký kết hợp tác với các doanh nghiệp, nhằm đưa các yêu cầu của doanh nghiệp vào giảng dạy, giúp sinh viên có cơ hội tiếp cận với yêu cầu của thực tế trước khi vào làm việc tại các doanh nghiệp. Cụ thể, Đại học Duy Tân đã ký kết hợp tác toàn diện với Công ty TNHH Phần mềm FPT và sắp đến dự kiến sẽ ký với nhiều doanh nghiệp khác…
NGUỒN THAM KHẢO
[1]. http://www.hiast.edu.vn/homepage/index.php/huong-nghiep/67-ky-su-phan-mem-co-thuc-su-dang-la-nghe-co-gia-nhat
[2]. http://www.dhtp.vn/vie/tai-sao-chon-dhtp/linh-vuc-khuyen-khich-dau-tu.html
[3]. http://www.daotao.dnict.vn/index.php/tin-cong-nghe-phan-mem/3454-da-n-ng-r-t-c-n-nhan-l-c-phat-tri-n-ph-n-m-m-web-va-ki-m-th
Người viết, Giảng viên
ThS. Trương Đình Huy